THÔNG TIN

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

CHỨNG CHỈ ISO/IEC 17025

QUẢNG CÁO

tramatco
 

PHIEU YCKN

:: Thông tin - Thông báo

BỆNH BẠCH HẦU VÀ HƯỚNG DẪN PHÒNG BỆNH

                                                         BỆNH BẠCH HẦU VÀ HƯỚNG DẪN PHÒNG BỆNH

   Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

   Bệnh bạch hầu có tính chất gây dịch, thuộc nhóm B (là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong) trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm của nước ta, chủ yếu lây truyền theo đường hô hấp, do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây nên. Tỷ lệ tử vong của bệnh lên tới 5-10% ngay cả khi được điều trị.

   Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu không có miễn dịch đặc hiệu hoặc nồng độ kháng thể ở dưới mức bảo vệ. Kháng thể của mẹ truyền sang con có tác dụng bảo vệ và thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi; miễn dịch có được sau mắc bệnh thường bền vững. Sau tiêm vắc xin liều cơ bản miễn dịch có thể kéo dài được vài năm song thường giảm dần theo thời gian nếu không được tiêm nhắc lại.

*  Để chủ động phòng tránh bệnh bạch hầu cần thực hiện ngay các biện pháp phòng bệnh bạch hầu:

1. Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh bạch hầu. 

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, đồ chơi, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn.

3. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi;                  

4. Giữ vệ sinh miệng, mũi, họng hàng ngày;

5. Đảm bảo nhà ở, nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng vì dưới ánh sáng mặt trời, vi khuẩn bạch hầu chỉ sống được vài giờ còn trong điều kiện thiếu ánh sáng, vi khuẩn sống tới 6 tháng. 

6. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh;

7. Nếu có dấu hiệu nghi bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời;

8. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định của cán bộ y tế.

Nguồn: http://soytedanang.gov.vnhttps//soyte.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc?dinhdanh=217701&cat=0

             https://benhnhietdoi.vn/chuyen-de/chi-tiet/benh-bach-hau-diphtheria/178

 

THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH

VIDEO CLIP

VIDEO CLIP TUYÊN TRUYỀN

LIÊN KẾT WEBSITE

YD CO TRUYEN 2

VKN ATVSTP

 

 

 

 
1

TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 118 Lê Đình Lý, phường Vĩnh Trung, quận Thanh khê, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0236.3810.247     

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Website: http://kiemnghiemdanang.vn

 

TIN NHIEM WEB